Học viên dễ dàng tham gia giao thông an toàn với hệ thống bài tập, địa hình “Make in Vietnam” khác hẳn với các thiết bị nhập khẩu.
Có bằng lái vẫn không tự tin ra đường
Thông tư 04/2022 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 1/1/2023 yêu cầu các trung tâm đào tạo phải đầu tư thiết bị cabin tập lái. Học viên phải có đủ thời gian học trên cabin và số kilômét thực hành trên đường mới được thi sát hạch lái xe.
Hệ thống bài tập của vOTO phong phú, mô phỏng các tình huống giao thông bất ngờ có thể xảy ra, giả lập các kiểu thời tiết, địa hình đặc trưng của Việt Nam để học viên có kinh nghiệm thực tế
Theo đó, học viên phải có tối thiểu 4 giờ thực hành các bài cơ bản như: cách vận hành số xe, lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co giống như bài sa hình thi sát hạch; đồng thời học nâng cao trên các địa hình đồi núi, cao tốc…
Lý do cơ quan quản lý siết chặt hơn khi sát hạch cấp bằng lái xe ô tô bởi, nhiều câu chuyện tưởng “vô lý nhưng không lạ”.
Cụ thể, không hiếm người dù có bằng nhưng vẫn ngần ngại khi lái ô tô ra đường, hoặc chỉ nơi nào đường rất vắng mới dám lái. Nguyên nhân, trong quá trình đào tạo, lái xe chủ yếu học lái xe trong sân hoặc trên đường mà chưa có kỹ năng phản xạ, xử lý tình huống trong điều kiện các yếu tố về địa hình, cung đường, thời tiết, tình trạng giao thông và tình huống giao thông khác nhau.
Khác với các sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc thường không thân thuộc với học viên, vOTO có hệ thống bài tập thực tế
Theo Bộ GTVT, năm 2021 đã có gần 500.000 giấy phép lái xe ô tô được cấp mới. Điều này cho thấy, chất lượng đào tạo và sát hạch lái xe rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến năng lực tham gia giao thông an toàn của người được cấp giấy phép lái xe ô tô.
Việc đưa cabin vào quá trình đào tạo lái xe không hề xa lạ tại Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Hầu hết mỗi người đều có 4 – 6 giờ học lái trên thiết bị mô phỏng tại trường dạy lái xe.
Trước đó, chia sẻ với Báo Giao thông, ông Lương Duyên Thống – Trưởng phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết: “Từ kinh nghiệm của ngành hàng không, hàng hải, việc yêu cầu áp dụng cabin điện tử là tình thế bắt buộc phải đưa vào chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, giúp học viên làm quen với các cung đường, điều kiện thời tiết, nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện để tham gia giao thông an toàn”.
Thiết bị vOTO đáp ứng quy chuẩn QCVN 1062020BGTVT, sẵn sàng trang bị cho các cơ sở đào tạo lái xe
Sản phẩm “Make in Vietnam” giải bài toán khó
Khi Thông tư 04/2022 có hiệu lực, trong khi nhiều trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe vẫn loay hoay tìm nhà cung cấp cabin mô phỏng thì cũng có nhiều đơn vị đã chạy kịp deadline. Với chi phí đầu tư lớn nên các trung tâm đào tạo rất cẩn trọng khi lựa chọn nhà cung cấp.
Thị trường hiện tại xuất hiện các sản phẩm từ Trung Quốc. Sản phẩm nhập khẩu thường không có hệ thống bài tập với địa hình đặc trưng của Việt Nam, không thân thuộc và giảm tính ứng dụng thực tế với học viên.
vOTO của Viettel cho thấy nhiều ưu điểm nổi trội cho cơ sở đào tạo lái xe, người học và cả xã hội
Các sản phẩm “Make in Vietnam” sẽ có thế mạnh trong quá trình bảo hành, bảo trì hệ thống qua thời gian mà thiết bị nhập khó thực hiện. Nếu gặp các vấn đề hỏng hóc thì các trung tâm sẽ phụ thuộc vào thời gian sửa chữa, thay thế của đơn vị quốc tế; khó thay đổi, nâng cấp thiết bị theo quy định mới của cơ quan ban ngành phù hợp theo thực tế.
Dự kiến sẽ đầu tư hơn 10 cabin tập lái, phục vụ lưu lượng 1.000 học viên mỗi tháng, ông Trần Văn Toản, Chủ tịch HĐQT Trung tâm dạy nghề lái xe Đông Đô (Bắc Ninh) đưa ra 2 tiêu chí lựa chọn: “Một là mẫu mã, hai là độ bền”.
Ông Vũ Xuân Trung, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo, sát hạch lái xe Bắc Hà (Bắc Ninh) bày tỏ: “Khi vào cua, cabin cũng nghiêng hoặc khi bắt đầu lên dốc nó cũng nghiêng về phía sau hoặc khi đường xóc, gồ ghề nó cũng giật… cho nên nếu các chi tiết không được tốt, không đảm bảo tiêu chuẩn”.
“Mang đến cảm giác như lái xe ô tô thật” đã giúp cabin mô phỏng lái xe vOTO của Viettel chinh phục nhiều người dùng khó tính. vOTO được chứng nhận hợp quy để cung cấp ra thị trường và công bố trên web của Cục Đường bộ Việt Nam.
Không chỉ đảm bảo công nghệ tốt, vOTO cũng mang tới hệ thống bài tập phong phú, mô phỏng các tình huống giao thông bất ngờ có thể xảy ra, giả lập các kiểu thời tiết, địa hình đặc trưng của Việt Nam để học viên có kinh nghiệm xử lý.
Nhờ vậy, học viên cảm thấy tự tin hơn khi bước vào kì thi sát hạch, không có cảm giác sợ hãi khi ngồi sau vô lăng, nhanh chóng lái thực tế khi đã được cấp bằng lái.
Là sản phẩm “Make in Vietnam”, vOTO do người Viettel tự nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất dựa trên công nghệ lõi “Hệ cơ cấu trợ lực cho robot song song bằng hệ lò xo trợ lực hằng số” được cấp bằng sáng chế tại Mỹ năm 2020.
Các kỹ sư của Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech – VHT) sử dụng công nghệ mô phỏng chuyển động hiện đại nhất để thiết kế vOTO với các thiết bị phần cứng như ô tô thật gồm: cụm điều khiển truyền động vô lăng, cần số, côn, bàn đạp ga, phanh; hệ thống đồng hồ hiển thị vận tốc, vòng quay động cơ…
vOTO của Viettel là sản phẩm “Make in Vietnam”, phát triển dựa trên công nghệ lõi đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ năm 2020
Việc tính toán và mô hình hóa chính xác động lực học của xe ô tô ở tần số cao (lớn hơn 60 Hz) và độ trễ truyền thông thấp (nhỏ hơn 50 ms) cho phép hệ thống mô tả hiệu quả hoạt động của xe ô tô ở các chế độ khác nhau.
Ngoài việc đáp ứng quy chuẩn QCVN 106:2020/BGTVT, vOTO còn có các chức năng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng như khả đăng đánh lái chết của vô lăng, khả năng tạo rung trên xe và trên vô lăng khi xe đi trên đường gồ ghề.
“Nhiều chức năng trong phần mềm mô phỏng lái xe có thể tùy biến theo yêu cầu của người sử dụng, điển hình là khả năng một cabin mô phỏng có thể hoạt động với cả số sàn và số tự động với việc thay thế đơn giản bằng cách cắm – nhổ”, ông Cao Xuân Sáng, Trưởng dự án vOTO của Viettel High Tech chia sẻ.
Đây được coi là một ưu điểm của sản phẩm “Make in Vietnam” khi có thể tùy biến theo yêu cầu và thói quen sử dụng của người Việt.